Hiện tại có hai hình thức nâng mũi cấu trúc an toàn,ũibịxơcứngvẹolệchsaukhiphẫuthuậtnângmũicấutrúcvìmãi mãi là bao xa giúp nâng cao đầu mũi và sống mũi được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng vật liệu ghép và vật liệu tự thân (sụn vách ngăn, sụn sườn).
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi. Theo đó, tất cả các khuyết điểm về sống mũi thấp, tẹt, đầu mũi to, cánh mũi rộng, xương mũi bè,…sẽ được khắc phục chỉ trong một ca phẫu thuật, mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cho người thực hiện.
Bác sỹ Cường Nguyễn (Hội viên Hội Phẫu thuật thẩm mỹ Tp.HCM) cho biết: Dáng mũi thấp tẹt là đặc điểm nổi bật trên gương mặt của người Á Đông nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khuyết điểm này lại khiến tổng thể khuôn mặt mất đi sự hài hòa đồng thời khiến khổ chủ kém tự tin trước đám đông. Để khắc phục các khuyết điểm về mũi, công nghệ thẩm mỹ đã lần lượt cho ra đời các công nghệ nâng mũi. Trong đó, nâng mũi cấu trúc nổi bật lên là phương pháp tôn tạo dáng mũi đẹp toàn diện, cải thiện khuyết điểm mà từ trước đến nay chưa có công nghệ nào làm được.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện đường mổ dưới chân trụ mũi. Tiếp đó, bác sĩ sẽ bóc tách rồi can thiệp toàn bộ cấu trúc mũi, sử dụng sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn) kết hợp với sụn vách ngăn dựng lại trụ mũi, lần lượt khắc phục các khuyết điểm, nâng cao sống mũi bằng sụn nhân tạo và cuối cùng sử dụng sụn tự thân để bao bọc, bảo vệ đầu mũi.
Sau nâng mũi cấu trúc, mũi bị co rút và vẹo lệch, tại sao?
Biến chứng phổ biến ở phương pháp nâng mũi cấu trúc này chính là gây co rút và vẹo lệch trục vùng tiếp nối giữa đầu mũi và sống mũi.
Nguyên nhân bởi những lý do:
- Trong nâng mũi cấu trúc, khi vùng đầu mũi được nâng quá cao nhưng không tương ứng với độ vững chắc của nền sụn sau khi ghép, dẫn đến hậu quả vẹo lệch trục vùng tiếp nối giữa đầu mũi và sống mũi.
- Khi bác sĩ PT nâng mũi kéo chiều dài mũi quá nhiều, không tương thích với độ đàn hồi của mô liên kết dưới da và da, dẫn đến bó siết gây cong vẹo nơi tiếp giáp giữa phần sụn và xương chính mũi.
- Trong quá trình PT, bác sĩ làm tổn thương mô, chảy máu, nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật gây xơ hoá, co rút xung quanh sụn ghép và làm vẹo lệch trục của đầu - sống mũi. Hiện tượng này có thể xảy ra muộn và chỉ được phát hiện sau 3 - 6 tháng sau phẫu thuật.
- Lấy đi sụn vách ngăn quá nhiều vùng tiếp giáp giữa đầu, sống mũi cho việc ghép nâng cao đầu mũi.
- Mảnh ghép nhân tạo không đảm bảo chất lượng và có hiện tượng đào thải ghép.
Bác sĩ thẩm mỹ sẽ lựa chọn thời điểm và phương pháp PT thích hợp, điều chỉnh hài hòa giữa kết quả thẩm mỹ mong muốn đạt được của khách hàng mà vẫn đảm bảo sự vững chắc, lâu bền của hệ thống sụn sau khi ghép, tái cấu trúc.
Để đạt hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn cho dáng mũi của bạn, hãy lưu ý các vấn đề sau:- Tránh để vết thương tiếp xúc với nước trong vòng 1 ngày sau khi thực hiện
- Làm sạch mặt bằng khăn ẩm để tránh đụng nước Uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê
- Có thể chườm đá nhẹ nhàng lên vùng mũi bị sưng, thực hiện từ 2-3 lần/ ngày
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, thay băng gạc thường xuyên, chỉ rửa vết thương bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý
- Tránh các tác động mạnh vào mũi như: Đeo kính, sờ chạm, luyện tập thể dục, bơi lội, chạy bộ…
- Ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng, bổ sung vitamin C từ trái cây hỗ trợ vết thương nhanh lành Tránh những ăn thức ăn mà trước nay bạn bị dị ứng
- Tái khám theo thời gian chỉ định của bác sĩ
Bài viết với sự tư vấn chuyên môn từ các bác sĩ thẩm mỹ: Cường Nguyễn, Trung Võ cùng hình ảnh của các TMV Kim Anh, La Ratio, BV thẩm mỹ Đông Á cung cấp.